Độ dài của một câu văn không phải lí do khiến nó khó hiểu, mà là bạn phải đợi bao lâu dể để một cụm từ được hoàn thiện.
Khi đang đọc 1 câu, bạn không hiểu nó theo kiểu “word by word”, mà phải hiểu theo cụm.
Cụm từ là 1 tập hợp từ đi cùng với nhau, chúng có gắn với nhau bởi quy luật ngữ pháp. Ví dụ, một cụm danh từ bao gồm danh từ và tính từ, cụm động từ gồm một động từ và một danh từ.
Điều này có nghĩa là chúng ta không thể dịch mọi từ một cách riêng lẻ như khi ta nghe, mà phải coi từ là một phần của cụm từ. Khi xuất hiện 1 từ, ta bỏ chúng vào bộ đệm. Bộ đệm này sẽ lưu trữ các từ khi chúng xuất hiện, cho đến khi chúng được ghép vào một cụm từ nào đó.
Các câu sẽ trở nên rối rắm không phải vì nó quá dài, mà là khi tràn bộ đệm, tức là khi có quá nhiều từ được đặt vào bộ đệm. Và điều này được quyết định bởi độ dài của cụm từ chứ không phải của câu văn.
Bạn có phải đọc câu trên vài lần mới hiểu nghĩa của nó không?
Câu trên ngữ pháp đúng, nhưng dấu phẩy đã bị bỏ đi để làm rõ vấn đề “khó đọc” trong câu. Khi bạn đọc về Job, bạn thêm các từ vào bộ đệm trong để tạo thành một cụm từ.
Trong lần đầu gặp câu này, có vẻ như toàn bộ nửa câu đầu là một cụm (“while Bob ate an apple”) – nhưng bạn đã tị lầm đường rồi!
Câu văn này được tạo ra để lừa bạn đó, sau nửa câu đầu, bạn sẽ tự thêm dấu “,” và đọc phần còn lại cho đến khi bạn phát hiện ra rằng nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Sau đó, bạn phải nghĩ xem chỗ nào nên dừng để đặt dấu “,” (aha, dấu “,” phải ở sau “ate”, không phải sau “apple”) và đọc lại câu đó để phân tích lại ngữ pháp.
Image…
Bây giờ chúng ta hãy thử đọc lại các câu này – chúng đều có cùng nghĩa nhưng độ phức tạp thì tăng dần.
Hai câu đầu đã là khó hiểu rồi, nhưng ít ra nó vẫn có nghĩa. Câu thứ ba đơn thuần chỉ là sắp xếp lại nhưng nó không hề có nghĩa.
Bộ não nhận thông tin như thế nào?
Ngôn ngữ con người có sự kết hợp. Điều này có nghĩa là một câu không được đan lại như chiếc khăn, bạn muốn thêm cái gì đó thì chỉ cần đặt nó vào cuối câu. Các câu văn được sắp xếp giống trò chơi Lego hơn.
Các cụm từ có thể bị bẻ gãy và kết hợp với các câu khác hoặc được đẩy vào giữa câu. Các bạn có thể hình dung qua các câu dưới đây:
- This sentence is an example
- This boring sentence is a simple example.
- This long, boring sentence is a simple example of sentence structure.
Cách hiểu một câu chính là cách một câu được chia thành các cụm từ. Trong ví dụ đầu tiên, “this sentence” là một cụm. Câu thứ hai và thứ ba, đó là “This boring sentence” và “This long, boring sentence”.
Khi một cụm danh từ đã được tập hợp đầy đủ, nó sẽ được đóng gói và được hiểu đúng nhờ phần còn lại của bộ não. Trong thời gian bạn đọc, các từ tiếp nhận được sẽ được đặt ở bộ nhớ ngôn ngữ (verbal working memory) – một dạng của bộ đệm ngắn hạn – cho đến khi cụm từ đó hoàn thiện.
Một câu cũng giống như cấu trúc cây mà trong đó các cụm từ là các cây con.
Thật ra, chúng ta không chỉ dùng quy luật ngữ pháp để tách câu thành các cụm. Một trong các nguyên nhân làm cho câu văn về Job khó hiểu là vì bạn đoán: sau khi đọc “Bob ate”, bạn liền nghĩ ngay đến “what Bob ate” (Bob đã ăn gì).
Tương tự, với các câu xuất hiện quá nhiều dữ kiện, như ví dụ trên: “the cat the fly the old lady caught caught…”, khi đó có quá nhiều dữ liệu để đoán, hơn nữa chúng đều ở dạng giống nhau về dạng, cụm từ, thì, nên xảy ra mâu thuẫn trong bộ đệm của bạn – và đây chính là một hạn chế trong đọc hiểu.
Trong văn viết, nhiều trường hợp bạn có thể dừng lại và đọc lại câu mình vừa viết để phát hiện lỗi; do đó, bạn dễ dàng kiểm tra lỗi chính tả hay ngữ pháp. Đây cũng chính là lí do vì sao các bài nói được viết sẵn luôn đơn giản hơn.
Bạn xem, sẽ có nhiều người sẵn sàng đọc hết bài văn của bạn và nghĩ vè những điều bạn nói hay làm những điều bạn yêu cầu nếu bài văn của bạn chân thật và dễ hiểu. Đừng yêu cầu quá cao về sự tập trung của người đọc nhé!
--------
Bài dịch từ Business Insider
0 nhận xét:
Đăng nhận xét