Cấu trúc “Have someone do something”

Cấu trúc câu là một phần rất quan trọng trong quá trình học và làm bài tập tiếng Anh. Dể có thể làm chủ được nó, các bạn cần phải hiểu được ý nghĩa và cách dùng của từng mẫu câu khác nhau.


Have someone do something là một cấu trúc đơn giản, những rất hữu dụng và thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì đó".

Trong tiếng Việt, có nhiều lúc, có nhiều sự việc chúng ta cần người khác làm, tuy nhiên chúng ta không diễn đạt như vậy.

Ví dụ:
  • Ngày mai, tôi đi massage – Anh ta không trực tiếp làm việc đó, mà có nhân viên massage làm cho.
  • Chiều nay tôi đi sửa xe ô tô – Thợ sửa xe sẽ làm việc này chứ anh ấy không phải động tay vào.


Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc “Have someone do something”.

* Công thức cấu trúc chủ động:

          S + have + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.
- Lưu ý:
+ Tùy vào hoàn cảnh nói, chúng ta chia have theo đúng các thì đã học trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay bằng danh từ riêng chỉ tên người (Peter, Tom, John...) hoặc những danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my teacher...)
            + Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.

* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.

Ví dụ:
+ I had my friend type the report. – Tôi đã nhờ bạn đánh hộ bản báo cáo.
+ I will have my lawyer look into it – Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem lại vấn đề này.

* Công thức cấu trúc ở thể bị động:

          S + Have + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ Have - phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.


* Ta thường hay sử dụng cấu trúc ở thể bị động này nhiều hơn, vì người được nhờ làm không cần được nhắc tới người nghe cũng hiểu (Thí dụ: Ngày mai tôi đi sửa xe, bạn ko nhắc tới ai nhưng người nghe cũng tự hiểu là anh thợ sửa xe sẽ làm việc đó)

Ví dụ:
+ I had my hair cut yesterday. – Hôm qua tôi đã đi hớt tóc.

Hãy áp dụng những ví dụ trên để làm bài tập, đặt câu bằng tiếng Anh để bạn có thể hiểu được cụ thể hơn, nhớ lâu hơn.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét