Speaking English – lúc nào mà bạn chẳng làm được!



Nói tiếng Anh được cho là một kĩ năng khó trong bốn đại tứ: nghe, nói, đọc, viết. 

Theo mình thì Speaking phải là dễ nhất mới phải. Sau 3 ngày học phát âm cộng thêm nửa tháng độc thoại (mỗi ngày 20 phút), mình đã mò ra hồ Hoàn Kiếm để “kiếm” Tây nói chuyện. Nghe buồn cười và hơi “bốc phét”, nhưng thực ra, nếu bạn nghĩ kĩ hơn chút sẽ thấy nó hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn thấy nó “không thật”, bởi cái định nghĩa “speaking” trong đầu bạn mà thôi.

Khi nói đến Speaking, trong đầu bạn liền xuất hiện hình ảnh các bạn nam nữ ngồi chém gió và cười “khà khà” với Tây ba lô, hoặc là hinh ảnh các diễn giả ngồi thuyết trình tiếng Anh với toàn khách VIP – nghe đâu hiểu đấy… Hay hình ảnh các bạn trạc tuổi ngồi nói chuyện kiểu 1 Việt - 1 Tây, với lí do mơ hồ là tại các bạn ấy đã học chăm chỉ tại một trung tâm giao tiếp nào đó rồi nên nói được.

Mình cũng đã như thế, và chắc chắn nhều người cũng đã như thế. Mà đâu có biết rằng: các bạn ấy ngồi nghe cũng chẳng hiểu gì, đôi khi có “bắt” được vài câu. Các câu các bạn ấy đáp lại cũng chỉ là các câu hỏi lại partner vì không hiểu rõ họ nói gì.; các bạn ấy “chém gió phần phật” vì đã học thuộc làu làu rồi. Các bạn tự hình dung mọi thứ đều hoàn hảo. Tự diễn đi diễn lại đoạn phim hoàn hảo về người khác mà quên mất rằng mọi thứ (phần lớn) đều không như bạn nhìn thấy. Chính cái tự ti làm bạn mất phương hướng, và mù quáng.

Vậy làm thế nào để thay đổi đây? Như mình đã viết trong bài trước bước đầu tiên của mọi việc luôn là đặt ra đích đến.
Nhưng nếu đích đến của bạn là “nói năng lưu loát”, thì nên sửa lại đi. Nó không đủ rõ ràng.

Đích đến đầu tiên của mình khi bắt đầu có ý muốn luyện Speaking là: “1 lần nói chuyện với Tây”. Sau khi đạt được đích đó, mình lại có đích khác: “Tìm hiểu được văn hóa của 20 nước trên thế giới nhờ nói chuyện với họ.” Vấn đề không phải là mục đích mà là bạn có dám đặt đích đến hay không.

Theo quan điểm của mình, “nói chuyện với Tây nên là đích đến đầu tiên của việc luyện nói tiếng Anh. Khi đặt mục tiêu này, mình chỉ có suy nghĩ đơn giản: ngôn ngữ Việt mình thực ra cũng như ngôn ngữ Anh, chỉ là người nước nào thì có tiếng nói của nước ấy; mọi tiếng nói đều bình đẳng với nhau. Khi người Anh sang nước Việt, họ khó nói được tiếng Việt; thì cũng như mình sang Anh mà khó nói tiếng Anh, có khác nhau gì đâu nhỉ. Vậy mà nhiều người không nói được với khách Tây thì lại thấy xấu hổ rồi tự ti, dằn vặt. Tại sao thế? Mình thấy nhục nhã là khi gặp một ông Tây mà không dám mở lời hỏi người ta, chứ đã dám hỏi thì nói hay nói dở mình đều chấp nhận hết.

Các bạn, mỗi người sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, hoàn chỉnh, chẳng ai liên quan đến ai cả, không ai phụ thuộc ai, vì có cùng dùng tay chân hay bộ phận nào đó của nhau đâu. Mọi thứ các bạn nghĩ về người khác và mối quan hệ giữa bạn và họ thực chất là bạn tự suy diễn, tự ép buộc mình. Ví dụ cụ thể nhất là ta và bố mẹ chúng ta. Làm gì có ràng buộc, quan hệ giữa ta và bố mẹ vốn là quan hệ sinh ra trong đầu, trong tiềm thức, ý nghĩ – đó là sự biết ơn.

Vậy thì giữa bạn và một ông Tây có gì liên quan đâu nhỉ? Liên quan thể chất không, tinh thần cũng không; đã gặp nhau bao giờ đâu mà có quan hệ gì. Hoàn toàn bình đằng, ngang hàng mà. Vậy thì có gì mà ngại nói chuyện, cứ thoải mái đến hỏi han, tìm hiểu, tò mò về con người, văn hóa, đất nước họ sống. Không hỏi được thì dùng kí hiệu tay chận Đơn giản thôi mà!

Tổng kết lại, Bác Hồ nói cấm sai: ai cũng bình đẳng, thiệt thòi chỉ tồn tại khi bạn nghĩ mình thiệt thòi thôi. Đừng nghĩ thế thì chẳng bao giờ thiệt!  

Chúc các bạn luôn tinh tấn!

P/s: mai tự học phát âm rồi rủ mấy người bạn đi noid chuyện với các bạn Tây nhé! ^^



Tác giả: Admin
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét